Sách mới

Tứ Thư (Trọn Bộ 4 Tập) - Chu Hy

Tứ Thư: Đại Học - Trung Dung - Luận Ngữ - Mạnh Tử
Tác giả: Chu Hy
Dịch giả: Đoàn Trung Còn
NXB Thuận Hóa 2017
924 Trang
Tứ Thư (四書) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:

1. Đại Học (大學)
2. Trung Dung (中庸)
3. Luận Ngữ (論語)
4. Mạnh Tử(孟子)

Đại học là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia. Xưa, người đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và được học sách này. Hai chữ "đại học" được nhà nho giải thích là "đại nhân chi học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân. Cách giải thích ấy phần nào hé lộ về nội dung, mục đích của bộ sách.

Đại học đưa ra ba cương lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm: Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng của chính mình), Tân dân (làm mới cho dân, ngụ ý sau khi tự sửa mình thành tựu lại đứng ra giúp người cải cách, bỏ xấu theo tốt) và Chỉ ư chí thiện (an trụ ở nơi chí thiện). Ba cương lĩnh này được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm: cách vật (tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri (đạt tri thức về sự vật), thành ý (làm cho ý của mình thành thực), chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính), tu thân (tu sửa thân mình), tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị quốc (khiến cho nước được an trị), bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên bình).

Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. 

Sách Trung Dung chia làm hai phần:

- Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; ở mức được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi.

- Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung.

Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.

Tóm lại sách Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.

Sách Mạnh Tử gồm : Tâm học và Chính trị học.

- Tâm học: Từ thời Mạnh tử, ông cảm nhận được một đấng vô hình nên hay nhắc đến Trời. Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người. Như vậy, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh.

    Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo nhiên, cho rằng nó là cái tinh thần của người đã hợp nhất với Trời.

    Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quí.

- Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.

    Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.

    Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.

Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo. 


                  Download Tứ Thư (Trọn Bộ 4 Tập) - Chu Hy



  Nghe sách nói Tứ Thư - Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử
MUA SÁCH GIẤY

Giá: 499.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Tứ Thư (Trọn Bộ 4 Tập) - Chu Hy
Top
Chat với chúng tôi