Sách mới

Bài Giảng Y Học Cổ Truyền Tập 1+2 - ĐH Y Hà Nội

Bài Giảng Y Học Cổ Truyền Tập 1+2
ĐH Y Hà Nội - Khoa Y Học Cổ Truyền
NXB Y Học Hà Nội 2005
Nhóm biên soạn: GS. Trần Thúy, PGS. Phạm Duy Nhạc, GS. Hoàng Bảo Châu
481 + 519 trang

Giới thiệu

Bài giảng YHCT
được sử dụng làm giáo trình giảng dạy tại Khoa YHCT – Trường Đại học Y HN. Mục đích đào tạo các bác sĩ chuyên khoa YHCT công tác tại các bệnh viện YHCT, khoa YHCT các bệnh viện đa khoa. Học viên nắm được hệ thống nền y học cổ truyền về các môn lý luận cơ bản, châm cứu học, thuốc, các bài thuốc,… kế thừa các kinh nghiệm tốt, khám và chữa các bệnh thuộc các khoa lâm sàng.

Nội dung tài liệu chia làm 2 phần: Phần cơ sở và phần bệnh học.

PHẦN CƠ SỞ GỒM:

Sơ lược lịch sử nền y học cổ truyền của dân tộc, chủ trương ý nghĩa, biện pháp kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam của Đảng và Chính phủ; lý luận cơ bản của nền y học cổ truyền; châm cứu học; khí công, xoa bóp, dưỡng sinh; thuốc y học cổ truyền, các bài thuốc y học cổ truyền.

PHẦN BỆNH HỌC GỒM:

Bệnh học nội khoa; bệnh học nhi khoa; bệnh học phụ khoa; bệnh học ngoại khoa.

Để sử dụng tốt tài liệu, xin giới thiệu yêu cầu của từng phần như sau

1. Nắm được lịch sử nền y học cổ truyền của dân tộc, chủ trương đường lối kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam của Đảng và Chính phủ, ý nghĩa và các biện pháp thực hiện; trên cơ sở này xây dựng lòng tự hào dán tộc, tin tưởng vững chắc vào đường lối sáng suốt của Đảng, quyết tâm học tập lý luận, sử dụng các phương pháp chữa bệnh của nền y học cổ truyền làm nòng cốt cho công tác thừa kế, nghiên cứu, phát huy vốn quý của dân tộc.

2. Nắm được có hệ thống lý luận cơ bản của nền y học cổ truyền về các vấn đề; triết học Đông phương ứng dụng trong y học; cấu tạo và các hiện tượng sinh lý của cơ thể con người (tạng tượng và kinh lạc); nguyên nhân gây bệnh; chẩn đoán học (tứ chẩn, bát cương, các hội chứng bệnh tật); các nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh. Các vấn đề trên đây là cơ sở vững chắc cho việc học tập sử dụng châm cứu, thuốc, các bài thuốc và các phương pháp khác; cho việc tìm hiểu bệnh nguyên học, bệnh sinh học, triệu chứng và cách chữa từng bệnh thuộc bệnh học nội, nhi, phụ, ngoại sau này.

3. Về châm cứu, cần nắm được cấu tạo chung, tác dụng của hệ kinh lạc; 14 đường kinh thường dùng; vị trí và tác dụng các loại huyệt trên từng đường kinh; phương pháp châm cứu, đặc biệt là các thủ pháp quan trọng (như đắc khí, bổ tả) biết cách vận dụng linh hoạt các huyệt, các loại huyệt để chữa các chứng bệnh thuộc các khoa nội, nhi. phụ, ngoại…

Ngoài ra sinh viên cần nắm vững cơ chế tác dụng của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu theo y học hiện đại và biết cách sử dụng các phương pháp chữa bệnh khác như điện châm, thuỷ châm, nhĩ châm, V.V..

4′. Cần nắm được cơ chế tác dụng và cách tiến hành các phương pháp vệ sinh tập luyện giữ gìn sức khoẻ, phương pháp tự chữa bệnh nhất là các bệnh mạn tính, phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, v.v… như dưỡng sinh, khí công, xoa bóp, v.v…

5. Về thuốc y học cổ truyền, sinh viên cần nắm được tính năng và tác dụng chung của các vị thuốc, phương pháp bào chế đơn giản và quy chế thuốc y học cổ truyền. Nhớ được tên, tác dụng, ứng dụng lâm sàng các vị thuốc chia theo từng loại tác dụng, đặc biệt là các vị thuốc có trong nước, các vị thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt và thường dùng nhất (gọi là đầu vị), để làm cơ sở cho viện kê đơn thuốc chữa bệnh sau này.

6. Về các bài thuốc y học cổ truyền, sinh viên cần nắm được cách cấu tạo và biến hoá của một bài thuốc; các dạng thuốc hay gặp; tác dụng chung và cách cấu tạo từng loại thuốc. Nhớ được một số bài thuốc gồm các vị thuốc có trong nước và một số cổ phương có tác dụng tương ứng với các hội chứng bệnh tật đã học ồ chương chẩn đoán học thuộc phần lý luận cơ bản.

7. Về bệnh học: cần nắm được nguyên nhân, cơ chế phát bệnh, phân loại theo triệu chứng, phương pháp chữa, bằng cách sử dụng châm cứu, thuốc có trong nước và các cổ phương để chữa các bệnh hay gặp, lấy bệnh danh theo y học hiện đại thuộc các khoa nội, nhi, phụ, ngoại.

Quyển bài giảng y học cổ truyền này gồm nhiều phần khác nhau, để cho việc sử dụng và viện ấn loát được thuận tiện, tài liệu được xuất bản làm 2 tập:

Tập I. GỒM CÁC PHẦN CƠ SỞ

1. Lý luận cơ bản về y học cơ truyền.

2. Tám điều cần tránh của người thầy thuốc. Mẫu bệnh án kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền.

3. Bảng tóm tắt các vị thuốc Nam dùng ở xã.

4. Thuốc y học cổ truyền.

5. Các bài thuốc y học cổ truyền.

Bài giảng y học cổ truyền Tập II. GỒM CÁC PHẦN BỆNH HỌC

1. Các bệnh nội khoa.

2. Các bệnh nhi khoa.

3. Các bệnh phụ khoa.

4. Các bệnh ngoại khoa.

5. Các bệnh thuộc các chuyên khoa khác.

6. Châm cứu, khí công, xoa bóp, dưỡng sinh.

Mặc dù tài liệu đã được tái bản, sửa chữa nhiều lần, được đông đảo bạn đọc (nhất là các bạn sinh viên viện y) hoan nghênh, nhưng chắc vẫn còn nhiều thiếu sót, Khoa y học cổ truyền Trường đại học y Hà Nội và Nhà xuất bản y học mong muốn các vị đồng nghiệp, các bạn đọc góp nhiều ý kiến phê bình hơn nữa để sửa chữa bổ sung cho tài liệu ngày càng hoàn chỉnh hơn.


Xem hướng dẫn download tại đây

P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY


Giá: 599.000 vnđ (2 tập)

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Bài Giảng Y Học Cổ Truyền Tập 1+2 - ĐH Y Hà Nội
Top
Chat với chúng tôi